Làm thế nào để khơi dậy lòng hiếu thảo?
Đăng lúc: Thứ hai - 29/06/2015 07:15 - Người đăng bài viết: Nhuận Chánh
Hỏi: Làm thế nào để con khơi dậy lòng hiếu thảo?
Đáp: Hiếu đứng đầu vạn hạnh, hiếu là điều kiện tiên quyết để thành tựu nhân cách đạo đức. Cha mẹ và con cái có mối liên hệ thiên bẩm, tâm hiếu thuận, báo ân cũng là thiên tính của con người. Nếu lòng hiếu thảo đối với cha mẹ không còn mảy may, thì đó có thể xem là điều bi ai nhất của đời người. Muốn khơi dậy lòng hiếu thảo, đầu tiên phải nghĩ đến việc không có cha mẹ thì không có mạng sống của chúng ta. Mẹ mang thai 10 tháng, chịu đủ khổ não, ấp ủ mầm sống của chúng ta. Sau khi sinh nở, mẹ cho bú mớm 3 năm, đút cơm bón canh, thương yêu hết mực, đem cả tâm huyết nuôi dưỡng chúng ta. Đêm ngủ chúng ta tiểu ra giường, mẹ liền dời chúng ta qua chỗ ráo, phần mình thì nằm chỗ ướt. Chúng ta đau bệnh, mẹ càng thêm lo lắng, hận rằng không thể bị bệnh thay con… Ân đức của cha mẹ cao rộng hơn cả đất trời! Cho nên, chúng ta phải hiếu thuận với cha mẹ. Động vật còn nhớ ơn nuôi dưỡng, huống là con người!
Tiếp đó, nên suy nghĩ rằng bản thân chúng ta rồi cũng sẽ trở nên già nua, hiện giờ chúng ta hiếu dưỡng cha mẹ của mình, giúp họ có được sự an lành về cuộc sống tinh thần và vật chất, con cái chúng ta thấy được thái độ đối xử với cha mẹ của chúng ta, sau này cũng sẽ hiếu dưỡng chúng ta như vậy. Nếu giờ chúng ta bất hiếu với cha mẹ mình, tương lai con cái sẽ bất hiếu với chúng ta. Ví dụ, chúng ta ở trong căn phòng rộng rãi, sáng sủa, để cha mẹ ở trong căn phòng chật hẹp, tối tăm, thì con cái sau này sẽ cho chúng ta vào ở trong xó nhà, chẳng thèm đoái hoài đến.
Thứ nữa, hiếu đạo là đại phúc đức, có thể mở mang trí tuệ rộng lớn nhất, thúc đẩy sự nghiệp của chúng ta thành tựu. Cúng dường cha mẹ tương đương với cúng dường Phật, ruộng hiếu kính sẽ cho những vụ mùa bội thu. Từ xưa đến nay, tiêu chuẩn đầu tiên tuyển chọn trọng thần chính là hiếu thảo. Ai ở nhà hiếu thuận cha mẹ thì ở đơn vị sẽ là người trung thành, tận tụy. Nếu đem tâm niệm hiếu thảo đối với cha mẹ này mở rộng thành hiếu thảo đối với tất cả chúng sinh, thì liền có thể trở thành Thánh hiền. Giống như Bồ-tát Địa Tạng khi còn là Quang Mục và con gái Bà-la-môn, do mở rộng được tâm niệm hiếu thảo đối với cha mẹ hiện đời, mà thành tựu được bi nguyện phổ độ tất cả chúng sanh.
Ngoài ra, hiếu còn có thể chuẩn mực hóa hành vi của chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta khởi niệm muốn đi đánh bạc, nghĩ đến việc thân thể, tóc da của mình đều từ cha mẹ mà ra, nếu mình đánh bạc đến sạt nghiệp, cha mẹ sẽ rất đau khổ. Việc khiến cha mẹ mình cảm thấy đau khổ thì mình không thể đi làm. Chúng ta càng không thể tạo các ác nghiệp sát, đạo, dâm, vọng, để khiến cho cha mẹ mình không còn mặt mũi nào nhìn người khác. Vì vậy, một niệm hiếu thảo còn có thể chuẩn mực hóa hành vi của chúng ta, giúp chúng ta làm một con người có đạo đức, có trí tuệ, có thể tạo dựng sự nghiệp lớn trong xã hội, cha mẹ sẽ cảm thấy rất tự hào, dòng họ cũng được vinh dự lây. Nếu chúng ta lỡ dại làm việc phạm pháp bị bắt bỏ tù thì đó thực sự là việc bất hiếu cùng cực.
Tất cả các phương pháp trên đây đều giúp khơi dậy được lòng hiếu thảo. Là người tu tịnh nghiệp, hiếu dưỡng cha mẹ là điều đầu tiên trong tịnh nghiệp tam phước, chúng ta phải nên y giáo phụng hành.
Người giảng: Thích Đại An
Đáp: Hiếu đứng đầu vạn hạnh, hiếu là điều kiện tiên quyết để thành tựu nhân cách đạo đức. Cha mẹ và con cái có mối liên hệ thiên bẩm, tâm hiếu thuận, báo ân cũng là thiên tính của con người. Nếu lòng hiếu thảo đối với cha mẹ không còn mảy may, thì đó có thể xem là điều bi ai nhất của đời người. Muốn khơi dậy lòng hiếu thảo, đầu tiên phải nghĩ đến việc không có cha mẹ thì không có mạng sống của chúng ta. Mẹ mang thai 10 tháng, chịu đủ khổ não, ấp ủ mầm sống của chúng ta. Sau khi sinh nở, mẹ cho bú mớm 3 năm, đút cơm bón canh, thương yêu hết mực, đem cả tâm huyết nuôi dưỡng chúng ta. Đêm ngủ chúng ta tiểu ra giường, mẹ liền dời chúng ta qua chỗ ráo, phần mình thì nằm chỗ ướt. Chúng ta đau bệnh, mẹ càng thêm lo lắng, hận rằng không thể bị bệnh thay con… Ân đức của cha mẹ cao rộng hơn cả đất trời! Cho nên, chúng ta phải hiếu thuận với cha mẹ. Động vật còn nhớ ơn nuôi dưỡng, huống là con người!
Tiếp đó, nên suy nghĩ rằng bản thân chúng ta rồi cũng sẽ trở nên già nua, hiện giờ chúng ta hiếu dưỡng cha mẹ của mình, giúp họ có được sự an lành về cuộc sống tinh thần và vật chất, con cái chúng ta thấy được thái độ đối xử với cha mẹ của chúng ta, sau này cũng sẽ hiếu dưỡng chúng ta như vậy. Nếu giờ chúng ta bất hiếu với cha mẹ mình, tương lai con cái sẽ bất hiếu với chúng ta. Ví dụ, chúng ta ở trong căn phòng rộng rãi, sáng sủa, để cha mẹ ở trong căn phòng chật hẹp, tối tăm, thì con cái sau này sẽ cho chúng ta vào ở trong xó nhà, chẳng thèm đoái hoài đến.
Thứ nữa, hiếu đạo là đại phúc đức, có thể mở mang trí tuệ rộng lớn nhất, thúc đẩy sự nghiệp của chúng ta thành tựu. Cúng dường cha mẹ tương đương với cúng dường Phật, ruộng hiếu kính sẽ cho những vụ mùa bội thu. Từ xưa đến nay, tiêu chuẩn đầu tiên tuyển chọn trọng thần chính là hiếu thảo. Ai ở nhà hiếu thuận cha mẹ thì ở đơn vị sẽ là người trung thành, tận tụy. Nếu đem tâm niệm hiếu thảo đối với cha mẹ này mở rộng thành hiếu thảo đối với tất cả chúng sinh, thì liền có thể trở thành Thánh hiền. Giống như Bồ-tát Địa Tạng khi còn là Quang Mục và con gái Bà-la-môn, do mở rộng được tâm niệm hiếu thảo đối với cha mẹ hiện đời, mà thành tựu được bi nguyện phổ độ tất cả chúng sanh.
Ngoài ra, hiếu còn có thể chuẩn mực hóa hành vi của chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta khởi niệm muốn đi đánh bạc, nghĩ đến việc thân thể, tóc da của mình đều từ cha mẹ mà ra, nếu mình đánh bạc đến sạt nghiệp, cha mẹ sẽ rất đau khổ. Việc khiến cha mẹ mình cảm thấy đau khổ thì mình không thể đi làm. Chúng ta càng không thể tạo các ác nghiệp sát, đạo, dâm, vọng, để khiến cho cha mẹ mình không còn mặt mũi nào nhìn người khác. Vì vậy, một niệm hiếu thảo còn có thể chuẩn mực hóa hành vi của chúng ta, giúp chúng ta làm một con người có đạo đức, có trí tuệ, có thể tạo dựng sự nghiệp lớn trong xã hội, cha mẹ sẽ cảm thấy rất tự hào, dòng họ cũng được vinh dự lây. Nếu chúng ta lỡ dại làm việc phạm pháp bị bắt bỏ tù thì đó thực sự là việc bất hiếu cùng cực.
Tất cả các phương pháp trên đây đều giúp khơi dậy được lòng hiếu thảo. Là người tu tịnh nghiệp, hiếu dưỡng cha mẹ là điều đầu tiên trong tịnh nghiệp tam phước, chúng ta phải nên y giáo phụng hành.
Người giảng: Thích Đại An
Từ khóa:
tất cả, tương lai, tinh thần, thúc đẩy, thành tựu, đạo đức, hành vi, phương pháp, làm việc, có thể, xã hội, trở thành, suy nghĩ, thế nào, nuôi dưỡng, không thể, lo lắng, cha mẹ, thực sự, sau này, nhân cách, như vậy, chúng sinh, đau khổ, liên hệ, thương yêu, trở nên, thái độ, trí tuệ, sự nghiệp, trung thành, khổ não, mở mang, tự hào, vật chất, thánh hiền, rộng lớn, tâm niệm, bỏ tù, sáng sủa, tiên quyết, phạm pháp, vinh dự, bi ai, động vật, thân thể, hiếu thảo, vạn hạnh, tâm huyết, đi làm, thiên bẩm, thiên tính, mảy may, ấp ủ, sinh nở, già nua, rộng rãi, tối tăm, phúc đức, tương đương, tiêu chuẩn, trọng thần, đơn vị, tận tụy, phổ độ, sạt nghiệp, mặt mũi, dòng họ, tam phước
Những tin mới hơn
- Hảo tâm xuất gia (12/11/2015)
- Nuôi dưỡng chí nguyện xuất gia (16/11/2015)
- Thân trung ấm vô ngã (10/12/2015)
- Trao đổi về bài: Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất" (17/12/2015)
- Rằm tháng 7 là ngày gì? (22/08/2015)
- Thất hứa với Phật thì phải làm sao? (25/07/2015)
- Nên tụng kinh trước chánh điện (11/07/2015)
- Giáo pháp của đức Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không? (13/07/2015)
- Tầm sư học đạo (22/07/2015)
- Ý nghĩa bốn chữ “cửu huyền thất tổ” (02/07/2015)
Những tin cũ hơn
- Người đồng tính vẫn tu học tốt (23/06/2015)
- Kẻ trí làm điều ác, tội báo nhỏ - Người ngu làm điều ác tội báo lớn (18/06/2015)
- Người học Phật và những mối nghi khi đọc Kinh điển (15/06/2015)
- Thời gian tái sanh (22/05/2015)
- Trí tuệ là sự nghiệp (22/05/2015)
- Em nên đi tu hay lấy chồng? (19/05/2015)
- Khi không ăn chay trì chú, niệm Phật được không? (15/05/2015)
- Tương quan phước và tội (15/05/2015)
- Tu để được gì? (14/05/2015)
- Chuyển hóa ngã mạn (14/05/2015)