Biến đổi khí hậu - hiện tượng không xa vời
Thông điệp nhận định rằng: “Chúng ta đang ở vào một thời điểm quyết định, thời điểm mà sự sống còn của loài người chúng ta cũng như của các loài khác trên trái đất này đang bị đe dọa nghiêm trọng do những hành động của chính chúng ta”. Hơn bao giờ hết, để cứu vãn sự sống trên hành tinh này, các nhà lãnh đạo Phật giáo kêu gọi các quốc gia và vùng lãnh thổ hãy cùng nhau đưa ra một lộ trình cho giải pháp toàn diện và lâu dài nhằm chấm dứt các nguyên nhân chính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu.
Với giáo lý đạo Phật, vạn vật hiện hữu trong tương quan mật thiết với nhau. Do lòng tham lam, con người đã khai thác cùng kiệt tài nguyên môi trường tự nhiên, sử dụng nhiên liệu hóa thạch và những phương thức tiêu thụ không bền vững, vì lợi nhuận trước mắt. Chính điều đó đã làm cho môi trường sinh thái mất sự cân bằng, ngày càng xấu đi. Những đợt thiên tai kinh hoàng, nguồn nước, không khí và thực phẩm bị ô nhiễm trầm trọng hiện nay chính là hậu quả của việc làm đó. Bao nhiêu sự đau thương mất mát, bệnh tật mới phát sinh… ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của con người, trở thành nỗi ám ảnh, mối lo lắng sợ hãi cho con người và mọi loài ở nhiều nơi…
Mọi giải pháp tích cực đều được bắt đầu bằng sự thấu hiểu, quan niệm đạo đức và trách nhiệm cộng đồng. Chỉ có cái nhìn duyên sinh, tình thương thực sự mới gắn kết tất cả chúng ta có ý chí trong việc tìm ra giải pháp tích cực nhằm giảm tốc độ và hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Trong đời sống mưu sinh khó khăn, nhất là đối với con người ở các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta, chúng ta thường thờ ơ, thậm chí không quan tâm tới các tác nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu, xem đó là chuyện đâu đâu xa vời, không liên hệ tới đời sống của mọi người. Đó là nhận thức sai lầm. Các nhà khoa học chứng minh rằng và cảnh báo rằng, biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất trực tiếp tới sự sống của mọi loài trên hành tinh, trong đó có những yếu tố quan trọng như không khí, nguồn nước, thực phẩm… mà con người phải trao đổi, tiêu thụ hàng ngày.
Ở tầm vĩ mô, đại diện cho giới lãnh đạo các quốc gia và vùng lãnh thổ - 197 thành viên sẽ ngồi lại với nhau dưới ngôi nhà chung Liên Hiệp Quốc cùng tìm giải pháp cụ thể để giữ nhiệt độ của trái đất không tăng thêm trong hội nghị COP-21 sắp tới.
Chư tôn đức, các vị lãnh đạo đại diện các truyền thống Phật giáo trên thế giới đã cùng ký thông điệp với đề nghị cụ thể gửi đến hội nghị trên.
Thích Pháp Hỷ
sử dụng, tất cả, giáo lý, phật giáo, đạo đức, nguyên nhân, thành viên, tích cực, khó khăn, hội đồng, chứng minh, trách nhiệm, đại diện, trở thành, phát triển, nhận thức, ý chí, quyết định, quan trọng, hành động, quốc gia, bắt đầu, chấm dứt, thời điểm, thậm chí, lo lắng, thông điệp, quan tâm, làm cho, trưởng lão, lãnh đạo, bao giờ, thủ đô, sợ hãi, thế giới, hậu quả, kinh hoàng, trái đất, hiện tượng, quan niệm, sai lầm, bao nhiêu, nhất là, nhà khoa học, hiện nay, mất mát, tương quan, đời sống, liên hệ, khai thác, thực phẩm, kêu gọi, ảnh hưởng, ngày càng, hội nghị, môi trường, việc làm, người ở, phát sinh, như không, toàn diện, trực tiếp, lâu dài, không khí, nhiên liệu, trầm trọng, thương thực, tự nhiên, tài nguyên, vạn vật, lòng tham, giải pháp, yếu tố, cân bằng, lộ trình, thờ ơ, ô nhiễm, lãnh thổ, trước mắt, nghiêm trọng, hạn chế, phương thức, tác động, bền vững, đe dọa, thiên tai, mật thiết, cảnh báo, mưu sinh, nhận định, ám ảnh, trao đổi, khí hậu, tiêu thụ, liên hiệp, sống còn, hóa thạch, lợi nhuận, tốc độ, tác nhân, nhà chung
Những tin mới hơn
- Nhân húy nhật lần thứ 31 của cố Hòa thượng: HT.Thích Hành Trụ (1904-1984) (08/12/2015)
- Phật giáo Trúc Lâm - hội tụ và lan tỏa (10/12/2015)
- Cấu trúc khổng lồ được phát hiện tại Angkor Wat (13/12/2015)
- HT.Thích Trí Quảng dự lễ trà-tỳ Đức Tăng thống Thái Lan (17/12/2015)
- Ảo nhưng không ảo (06/12/2015)
- BR-VT: Khai mạc Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2015 (06/12/2015)
- TP. HCM Đại giới đàn Trí Đức chính thức khảo hạch giới tử (23/11/2015)
- Đặc sắc Lễ rước tháp Phạ Sạt Phơng của nhân dân Lào (26/11/2015)
- Tìm thấy tranh Bồ-tát Quán Thế Âm thuộc thế kỷ 16 (01/12/2015)
- Sao lấy hình ảnh chùa Vàng làm họa tiết tà áo? (19/11/2015)
Những tin cũ hơn
- Aung San Suu Kyi & hồn của nước (16/11/2015)
- Phát hiện đôi bàn chân Phật lớn nhất (12/11/2015)
- Thắng tích Maha Bodhi Tahtaung, Myanmar nổi tiếng thế giới (10/11/2015)
- Giới thiệu Hội thảo “Phật giáo vùng Mê-Kông: Lịch sử và phát triển” (09/11/2015)
- Tai nạn giao thông qua góc nhìn nhà Phật (09/11/2015)
- Lễ Tiểu tường tưởng niệm Cố Ni trưởng Thích Đàm Hảo-đạo hiệu Minh Châu (07/11/2015)
- Myanmar: Ngôi Danh lam Cổ tự Kuthodaw có cuốn sách đá lớn nhất thế giới (01/11/2015)
- Kim Tiểu Long trải lòng về vai diễn Đức Phật (30/10/2015)
- Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai? (28/10/2015)
- Hội Phật giáo Hàn Quốc thăm MTTQ Việt Nam (28/10/2015)